Chuyển đến nội dung chính

Giảng dạy đa ngoại ngữ trong trường học: Độc tôn tiếng Anh

Mới đây, tại hội thảo “Giảng dạy nhiều ngoại ngữ trong nhà trường: Lợi ích và thách thức” do Bộ GD&ĐT, Đề án ngoại ngữ quốc gia (NNQG) 2020 phối hợp tổ chức tại Đà Nẵng, vấn đề này thêm lần nữa được “cày xới”, trước nhiều khó khăn, thách thức.

 

Giảng dạy đa ngoại ngữ trong trường học: Độc tôn tiếng Anh
Thiếu đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đạt chuẩn đang là thách thức không nhỏ của chủ trương dạy đa ngoại ngữ trong trường học. Trong ảnh: Lớp tiếng Anh bậc tiểu học tại trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng). (Ảnh: Nguyễn Huy)

 

Tiếng Anh “độc tôn”

 

Theo quy định Bộ GD&ĐT, 5 ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nhật, Nga, Trung Quốc) được giảng dạy chính trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tùy điều kiện từng địa phương, 1 trong 5 ngoại ngữ này sẽ được lựa chọn làm môn học bắt buộc trong nhà trường.

 
TS. Vũ Thị Tú Anh, Phó vụ Giáo dục Trung học, Phó ban thường trực Ban quản lý Đề án NNQG 2020, cho hay: Tiếng Anh vẫn là lựa chọn độc tôn, chiếm đến 98% tổng số học sinh học ngoại ngữ, còn lại là ngoại ngữ khác.

 

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, chương trình tiếng Anh khối tiểu học, triển khai từ lớp 3 với gần 500.000 học sinh theo học. Cấp THCS và THPT, có đến hơn 7 triệu học sinh đăng ký.

 

Thống kê từ vụ này, năm học 2012-2013, số học sinh học chương trình tiếng Pháp (kể cả tiểu học) chỉ trên 80.000 học sinh; tiếng Nhật được triển khai tại 32 trường trên toàn quốc với hơn 5.200 em; ngoài ra số lượng học sinh học tiếng Đức, Trung Quốc chỉ ở con số vài nghìn. “Bộ đang gặp khó khăn trong việc duy trì dạy tiếng Nga ở phổ thông. Hiện trên toàn quốc chỉ có khoảng 14 trường THPT chuyên dạy tiếng Nga với gần 1.300 học sinh theo học”, TS. Anh nói.

 

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh ông Nguyễn Hoài Chương nhận định: hơn chục năm nay, TP Hồ Chí Minh chủ trương đẩy mạnh ngoại ngữ trong trường học. Trong đó, có một nhánh học theo chương trình tiếng Anh đề án của Bộ, còn lại theo chương trình tăng cường, tự chọn...

 

TS Anh cho hay: điểm mới theo chủ trương của Bộ, các địa phương được giao quyền tự chủ lựa chọn chương trình dạy ngoại ngữ 2. Thay vì quy định học từ lớp 6 đến 12, với số tiết 2-4 tiết/tuần (đạt bậc 2 hoặc bậc 3), các địa phương căn cứ trên điều kiện thực tế, linh hoạt lựa chọn các môn ngoại ngữ 2 phù hợp.

 

Ngổn ngang

 

Theo Phó giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, ông Nguyễn Hoàng, giải pháp dạy đa ngôn ngữ trong trường học thiếu ổn định, bền vững và không nhất quán.

 

Có thời kỳ, ngành giáo dục rầm rộ dạy học tiếng Nga, sau đó lại ngắt quãng. Đội ngũ giáo viên này hoặc chuyển nghề, hoặc chuyển sang dạy ngoại ngữ khác. Giờ, tuyển sinh tiếng Nga khó khăn, thiếu giáo viên...

 

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Bến Tre nhận định rất khó duy trì các lớp ngoại ngữ 2 do thiếu cơ sở vật chất; nhiều ban giám hiệu các trường ngại mở lớp do thiếu định biên (khoán biên chế quỹ lương) thiếu SGK và các bộ tiêu chí đánh giá. Bà Đoàn Thị Minh Công, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hải Dương trăn trở: lo nhất là thiếu đội ngũ giáo viên ngoại ngữ, học sinh “đạt chuẩn”. Tiếng Anh là ngoại ngữ chính, tuy nhiên số giáo viên này đạt chuẩn chỉ chiếm dưới 30%.

 

Thống kê 42 tỉnh thành, tỉ lệ giáo viên tiếng Anh phổ thông chưa đạt chuẩn theo quy định rất cao, gần 75% giáo viên tiểu học và 90% THPT chưa đạt chuẩn. Ông Nguyễn Hoàng Chương cho rằng: chủ trương dạy đa ngoại ngữ trong trường học được Chính phủ ban hành từ năm 1968, tuy nhiên, đến nay, ngoài đề án NNQG 2020, chúng ta chưa có nhiều chính sách rõ ràng, cụ thể.

 

Cái thiếu trước hết là cơ chế, chính sách, cần xác định đưa ngoại ngữ vào lớp nào, hình thức nào bắt buộc hay tự chọn rồi mới tính đến chất lượng dạy học ngoại ngữ. PGS.TS Thành đồng tình: phải có chính sách dạy đa ngoại ngữ cụ thể, gắn liền với chiến lược đổi mới toàn diện giáo dục, các chương trình giáo dục tổng thể, cần tính tới việc tăng thời lượng dạy hơn 1 ngoại ngữ.

 

Tiếng Pháp được xem như ngoại ngữ chính thứ 2, sau tiếng Anh. Chỉ riêng tiếng Pháp ngoại ngữ 2 có khoảng 40.000 học sinh theo học. Nhưng đến nay, Bộ chưa có bộ SGK chính thức. TS. Hồ Ngọc Trung (Viện ĐH Mở Hà Nội) kiến nghị: cần có chương trình tổng thể cho các bậc học, tránh tình trạng manh mún, thiếu nhất quán dạy học ngoại ngữ như hiện nay. Thực trạng sinh viên dù học 7 năm ngoại ngữ ở THPT nhưng vẫn phải đào tạo lại ở bậc ĐH.

 

Việt Nam có những tiến bộ vượt bậc về trình độ tiếng Anh. Kết quả điều tra, khảo sát của tổ chức The English First tại 60 nước tham gia, năm 2013 Việt Nam vươn lên đứng vị trí số 28 về trình độ tiếng Anh vượt cả Trung Quốc, Nga, Y, Thái Lan... Năm 2011-2013, vị trí này của Việt Nam ở bậc 39 và 31. TS Anh cho hay.

 

Theo Nguyễn Huy

Tiền Phong

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xin tư vấn Tuổi nào bé trai bé gái nên mặc quần chip trẻ em là chuẩn nhất.

Tư vấn Mấy tuổi bé trai nên mặc quần sịp trẻ em là tốt nhất Kể từ khi ông vài năm cũ, mặc dù tôi là một cậu bé nhưng tôi đã cô mua rất đầu tiên mặc cửa hàng bán quần chip trẻ em. Sau đó, tôi vẫn còn nhớ nó hoàn toàn là trong thời gian mùa hè. Sau đó, tôi hỏi mẹ: Mẹ ơi, tại sao bạn có một số quần từ ngày hôm nay của nhỏ? Mẹ tôi trả lời: Mẹ đã cho con trai bắt đầu mặc quần lót làm thế nào để bảo vệ sự lành mạnh của cho bạn tốt hơn. Cho đến sau này, khi tôi là trung học, tôi đã được yêu cầu nhiều của tôi bạn trong lớp liên quan này . bạn bè có sau đó cho tôi biết đây là những mặc quần lót khi 2-3 tuổi . Nhưng với trẻ em, nó nói rằng 11 hoặc 12 năm cho bất kỳ đặt chúng trên . Tôi vẫn còn nhớ, khi cô mua chiếc quần lót trẻ em giá sỉ  màu sắc: màu ghi, đỏ, trắng ... mẹ tôi dạy đúng cách mặc quần lót thích. Shorts được mặc trong quần short, quần short cùng với cũng như khác quần. Bên cạnh đó, mẹ tôi luôn luôn hướng dẫn sắp xếp lại quần lót cẩn thận trong họ ngăn k

Các dấu hiệu "cần trợ giúp" từ áo lót

Nội y xuất khẩu là món đồ cần có của mọi đàn bà. Dù sang hay nghèo thì chiếc áo lót vẫn có một vị trí quan trọng trong cuộc sống của phái đẹp.  Đồ lót xuất khẩu đắt tiền đương nhiên mang đến những giá trị sử dụng tốt hơn. Nhưng bất kể loại   đồ lót xuất khẩu   nào đi nữa cũng cần sự quan tâm trông nom của những người mặc chúng. Chúng cần được nâng niu, gìn giữ và "thăm khám" định kỳ. Theo nghiên cứu của các chuyên gia sức khỏe, 6 tháng là thời gian một chiếc đồ lót hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Sau quãng thời gian đó, nó cần được nghỉ ngơi để nhường chỗ cho những chiếc áo khác nối sứ mệnh làm đẹp cho phái nữ. Ngoài ra, khi phát hiện ra 1 trong 5 tín hiệu dưới đây, nghĩa là đến lúc bạn cần quan tâm đến chiếc đồ lót của mình hơn nữa! 1. Dây quai áo dãn lệch Dây quai áo là bộ phận quan trọng của áo nịt ngực. Chúng có tác dụng kéo, giữ cho áo và ngực của bạn không bị xệ xuống. Theo thời gian, dây quai áo thường có khuynh hướng dãn ra khiến chúng không thể thực hiện được

Đại gia chi 1 tỷ mở tiệc trứng cá tầm cuối năm

Mốt mổ cá tại bàn   Một ngày cuối năm, tiệc gặp gỡ đối tác đặc biệt của doanh nhân tên tuổi ở Sài Gòn được tổ chức rất độc. Theo đó, vị đại gia này đã chọn hình thức tiệc trứng cá tầm mổ tại bàn.   Theo đó, người ăn sẽ được chứng kiến các công đoạn như biểu diễn mổ cá tầm lấy trứng, muối trứng cá tại bàn, phục vụ trứng cá cho người ăn cùng với băng đăng, rượu vodka Beluga và tiếp viên người Nga.   Tiết lộ của người trong giới cho biết, gói dịch vụ này có giá thấp nhất là 10.000 USD. Và chỉ sau một tháng chào hàng đã có ng nay, đã có 4 đại gia tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đặt hàng, bữa thấp nhất là 20.000 USD và bữa cao nhất lên tới 50.000 USD.   Mổ cá tại bàn, mốt chơi của dân nghiện trứng cá tầm   Hiện nay, nhu cầu trứng cá tầm (hay còn gọi là trứng cá đen) tại Việt Nam rất lớn. Mặc dù giá rất đắt nhưng những người giàu có vẫn không tiếc tiền chi cho món ăn này hàng ngày. Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: Trung Quốc cách chức thứ trưởng Bộ Công an vì